Tiến trình Quan_hệ_Úc_–_Việt_Nam

Chính phủ Công đảng của Thủ tướng Gough Whitlam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 26 tháng 02 năm 1973. Đến tháng 9 năm 2009, Úc và Việt Nam xác định mối quan hệ là Đối tác Toàn diện, thể hiện “cam kết qua lại mạnh mẽ” đối với mối quan hệ, thỏa thuận xây dựng một khuôn khổ nhằm củng cố và tăng cường hợp tác trên một số lĩnh vực chủ chốt.

Năm 2006, tại APEC 14Hà Nội, Thủ tướng Úc John Howard đã đáp máy bay đến Việt Nam, trong cả ba ngày có mặt tại Hà Nội, sáng nào Thủ tướng Úc John Howard cũng dậy sớm để đi bộ hai vòng quanh hồ Hoàn Kiếm,[1] sau đó, ông đã vào Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sáng sớm trước khi làm việc, trong lịch trình của ông có chạy bộ tập thể dục ở khu vực Dinh Thống Nhất và sáng sớm hôm sau, Thủ tướng Úc có cuộc chạy bộ ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi lên đường về nước.[2]

Tại APEC 2017Đà Nẵng, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đi bộ đến quán bánh mỳ mua hai cái và ngồi ăn ngay trên vỉa hè[3] cùng đầu bếp người Úc gốc Việt Luke Nguyen. Thủ tướng Turnbull cho biết: "Người Australia thưởng thức món ăn Việt Nam hàng ngày, và đây chính là một trong những đóng góp tích cực của gần 300.000 người Việt định cư ở Australia. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi dùng bánh mì! Tôi thực sự yêu thích vị tươi mới trong các món ăn Việt Nam". Sau khi dùng bữa sáng, thủ tướng Australia và đầu bếp Luke Nguyễn cùng chụp ảnh tự sướng với người dân địa phương.[4]

Gần đây, một số ý kiến cho rằng Việt Nam đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của Úc để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và thái độ hung hăng ở Biển Đông, trong đó đôi khi khiến chính phủ Trung Quốc tức giận về thái độ của Úc.[5]

Tuy nhiên, Úc cũng là một trong những quốc gia bày tỏ nghiêm trọng nhất về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam do Chính phủ cộng sản ở nước này thực hiện.[6]